Cách bảo quản tinh dầu được lâu và hiệu quả nhất

Cách bảo quản tinh dầu hiệu quả

Để tinh dầu luôn đạt hiệu quả sử dụng cao, bạn cần biết cách bảo quản tinh dầu đúng cách, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, giữ mùi hương được bền lâu và duy trì chất lượng. Cùng Sochine, tìm hiểu chi tiết các mẹo bảo quản qua bài viết sau để kéo dài tuổi thọ cho những lọ tinh dầu yêu thích của bạn!

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu

Để bảo quản tinh dầu hiệu quả, bạn cần chú ý đến một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Mỗi yếu tố này đều rất quan trọng trong việc lưu trữ mùi hương tự nhiên của tinh dầu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh dầu
4 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu

Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu. Khi tinh dầu tiếp xúc thời gian dài đặc biệt là tia cực tím, các hợp chất sẽ bị biết đổi và làm mất đi tinh năng trị liệu của tinh dầu. Vì vậy, bảo quản tinh dầu trong nơi tối, tránh ánh sáng trực tiếp là điều cần thiết.

Không khí (Oxy)

Tinh dầu dễ xảy ra quá trình oxy hóa trong không khí, dẫn đến sự biến đổi về thành phần. Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi tinh dầu Chanh khi tiếp xúc với không khí, hàm lượng monoterpene sẽ bị hao hụt 66,4% sau 12 tháng. Điều này làm mất đi hiệu quả trị liệu của tinh dầu và dẫn đến tác hại tiêu cực.

Nhiệt độ

Nhiệt độ cao cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng nên lưu ý vì sẽ làm tinh dầu bay hơi nhanh chóng và thúc đẩy quá trình oxy hóa, khiến tinh dầu mất dần mùi hương và hiệu quả. Bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp và ổn định (từ 2 – 5 độ C) sẽ giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

Bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp và ổn định từ 2 – 5 độ C
Bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp và ổn định sẽ giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm

Độ ẩm

Độ ẩm cao là một trong những kẻ thù “thầm lặng” của tinh dầu. Khi độ ẩm trong không khí quá cao,  hơi nước dễ xâm nhập vào chai tinh dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Cách bảo quản tinh dầu thiên nhiên hiệu quả nhất

Sau đây, Sochine gửi đến bạn 11 cách bảo quản tinh dầu hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyên dùng.

1. Sử dụng chai lọ thủy tinh tối màu

Đựng tinh dầu trong chai thủy tinh màu tối (màu nâu, xanh cobalt hoặc hổ phách) để hạn chế ánh sáng gây hại, giảm nguy cơ quang hóa đảm bảo chất lượng tinh dầu. Tránh dùng chai nhựa vì nhựa dễ phản ứng với các thành phần hóa học  trong tinh dầu.

Sử dụng chai lọ thủy tinh tối màu
Chai đựng tinh dầu thủy tinh tối màu

2. Chọn chai lọ kích thước nhỏ để lưu trữ

Tinh dầu dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc không khí. Vì vậy, hãy chia tinh dầu sang các chai nhỏ (5ml, 10ml) để dùng dần. Cách này giữ tinh dầu chất lượng hơn và giảm hao phí. Khi chiết, hãy cẩn thận để tránh tiếp xúc với da nhạy cảm.

3. Bảo quản ở nhiệt độ phòng phù hợp

Giữ tinh dầu ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt như bếp ga, lò sưởi. Không nên đặt trong xe hơi hay trên cửa sổ vào mùa hè vì nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ oxy hóa, giảm chất lượng tinh dầu.

4. Cách bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh

Ở nhiệt độ từ 2-5 độ C giúp giảm nguy cơ oxy hóa thì ngăn mát tủ lạnh là nơi lý tưởng để bảo quản chất lượng tinh dầu như dầu tràm hay sả chanh.

Lưu ý không nên cho tinh dầu vào ngăn đá tủ lạnh vì khi bị đông đá ở nhiệt độ quá thấp tinh dầu sẽ bị giảm đi chất lượng hoặc hư hỏng. Ngoài ra, bạn nên cho chai tinh dầu vào túi zip để bảo quản tránh bị bám mùi đồ ăn vào

5. Bảo quản trong hộp kín

Bảo quản tinh dầu trong hộp kín là cách rất đơn giản và hiệu quả, chỉ cần cho tinh dầu vào hộp, sau đó đóng kín lại.

Do đặc tính của hộp kín giúp cách nhiệt, hạn chế tác động xấu của ánh sáng, không khí và đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ nên vị trí thích hợp để hộp kín là nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.

6. Tránh để lọ tinh dầu ở gần bếp nơi nhiệt độ cao

Hầu hết các loại tinh dầu đều dễ cháy khi tiếp xúc với điểm chớp cháy của chúng. Mỗi loại tinh dầu có điểm chớp cháy riêng. Do đó, tinh dầu nên được để xa những nơi có nhiệt độ cao như bếp lò, phòng nóng, v.v.

7. Ghi nhớ ngày mở nắp chia

Tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu nước hoa cũng có hạn sử dụng, thường được tính từ ngày mở nắp chai. Mỗi loại tinh dầu đều có thành phần hóa học riêng, quyết định hạn sử dụng của sản phẩm. Cụ thể như sau:

+Tinh dầu chiết xuất từ ​​vỏ trái cây sẽ có hạn sử dụng từ 6 đến 12 tháng kể từ ngày mở nắp.

+Tinh dầu chiết xuất từ ​​hoa và gỗ sẽ có hạn sử dụng dài hơn, thường từ 12 đến 24 tháng kể từ ngày mở nắp.

Xem thêm: Mẹo nhận biết tinh dầu tinh dầu hết hạn đơn giản

8. Hạn chế để tinh dầu lên nhựa hoặc bề mặt phủ sơn

Tinh dầu thường có tính ăn mòn các vật liệu nhựa kém, làm phai mực trên giấy, làm chảy sơn… vì vậy bạn nên hạn chế đặt tinh dầu lên bề mặt nhựa, giấy hoặc sơn…

9. Chọn chai đựng tinh dầu có nắp chặn

Tinh dầu tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa theo cùng cách như khi tiếp xúc với ánh sáng. Nắp chặn sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của không khí với tinh dầu, giúp kéo dài thời hạn sử dụng của tinh dầu.

10. Sử dụng nút nhựa cứng thay vì nút cao su

Nhiều khách hàng thắc mắc tại sao lọ tinh dầu nguyên chất không đi kèm nút cao su như mỹ phẩm. Tuy nhiên, do bản chất của tinh dầu là ăn mòn. Sau một thời gian sử dụng, nắp cao su sẽ bị biến dạng hoặc chảy, ảnh hưởng đến tinh dầu.

Sử dụng nút nhựa cứng thay vì nút cao su
Sử dụng nút nhựa cứng thay vì nút cao su

11. Đóng chặt nắp chai khi không sử dụng

Tinh dầu sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Luôn đóng chặt nắp tinh dầu sẽ giúp hạn chế tinh dầu tiếp xúc với không khí, giữ hương thơm lâu hơn, đảm bảo chất lượng và tránh tình trạng tinh dầu bị bay hơi.

Một số lưu ý về hạn sử dụng của tinh dầu

Dưới đây là một vài lưu ý về thời gian sử dụng và mẹo nhận biết tinh dầu hết hạn bạn cùng xem qua.

Thời gian sử dụng của tinh dầu

Thời gian sử dụng của tinh dầu không chỉ phụ thuộc vào thành phần hóa học mà còn vào cách bảo quản. Hiểu rõ và áp dụng đúng sẽ giúp bạn tối ưu giá trị của tinh dầu trong cuộc sống hàng ngày.

Thời gian sử dụng tinh dầu không phụ thuộc vào thành phần hóa học và cách bảo quản
  • Tinh dầu pha loãng với dầu nền: Hạn sử dụng khoảng 6 tháng.
  • Tinh dầu pha với nước cất: Hạn sử dụng ngắn hơn, chỉ 2 tuần.
  • Tinh dầu thuộc nhóm Monoterpene: Thường gồm tinh dầu bưởi, cam, chanh, vỏ quýt. Thời gian sử dụng kéo dài từ 1 – 2 năm.
  • Tinh dầu thuộc nhóm Monoterpenoid, Aldehyde, Oxide: Bao gồm tinh dầu oải hương, sả chanh, khuynh diệp, hương thảo. Nhóm này bền hơn, thời gian sử dụng khoảng 3 – 5 năm.

Dấu hiệu nhận biết tinh dầu hết hạn

Tinh dầu hết hạn có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu về mùi, phản ứng và màu sắc. Việc nhận biết sớm giúp bạn tránh rủi ro và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Dấu hiệu nhận biết tinh dầu hết hạn
3 cách nhận biết tinh dầu hết hạn
  • Mùi: Tinh dầu mất đi mùi hương ban đầu. Thay vào đó, mùi trở nên nồng, gắt, do quá trình oxy hóa làm biến đổi cấu trúc hóa học.
  • Phản ứng trên da: Khi dùng tinh dầu hết hạn, da có thể bị kích ứng, ngứa rát, hoặc nổi mẩn đỏ, ngay cả khi đã pha loãng với dầu nền. Dừng sử dụng ngay nếu gặp triệu chứng này.
  • Màu sắc: Tinh dầu dần chuyển từ trong suốt hoặc vàng nhạt sang đỏ cam hoặc bị đông đặc. 

Hy vong, qua bài viết bạn đã biết được những cách bảo quản tinh dầu đúng cách không chỉ để duy trì mùi hương chất lượng mà còn tối ưu hiểu quả trị liệu của sản phẩm. Hãy chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, không khí, nhiệt độ và độ ẩm để giữ được mùi hương tự nhiên và đặc tính quý giá của tinh dầu.

Đừng để tinh dầu kém chất lượng làm giảm trải nghiệm của bạn! Liên hệ ngay với Sochine để sở hữu loại tinh dầu nguyên chất Sochine, đảm bảo 100% tự nhiên, an toàn và chất lượng cao.

Xem thêm: Mẹo phân biệt tinh dầu thật và giả

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cách tự làm lọ khuếch tán tinh dầu tại nhà – đơn giản, hiệu quả

Bạn đã bao giờ muốn biến không gian sống nhà mình thành một thiên đường [...]

Que khuếch tán tinh dầu là gì? hướng dẫn cách sử dụng que khuếch tán

Que khuếch tán tinh dầu là một công cụ tuyệt vời giúp tạo không gian [...]

Nên chọn tinh dầu hay nước hoa cho xe hơi?

Nên chọn tinh dầu hay nước hoa cho xe hơi? Tinh dầu tự nhiên lan tỏa [...]

Công Nghệ Ép Lạnh Tinh Dầu: Quy Trình & Ưu nhược điểm

Công nghệ ép lạnh tinh dầu là phương pháp chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả [...]

Cách pha chế tinh dầu treo xe đơn giản tại nhà

Cách pha chế tinh dầu treo xe không hề khó nếu bạn yêu thích đồ handmade [...]

Cách sử dụng lọ treo tinh dầu xe ô tô đơn giản

Sử dụng tinh dầu treo xe ô tô giúp khử mùi hôi, thanh lọc không [...]

Contact Me on Zalo